Nuôi tôm mùa nghịch vụ Thu Đông bà con thường thả giống vào tháng 8 – 10 âm lịch để đón giá thời điểm gần tết, nếu vụ nuôi suôn sẻ về đích ao toàn sẽ mang về giá trị rất cao. Vụ nghịch với nhiều yếu tố bất lợi, khó nuôi, rủi ro cao do thời tiết tỷ lệ người nuôi thả giống ít nên giá sẽ rất cao so với vụ nuôi chính. Tuy nhiên để vụ nuôi được suôn sẻ về đích thì trong quá trình nuôi tôm mùa nghịch cần lưu ý những gì để hạn chế rủi ro Thủy Sản Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này.
Khó khăn nuôi tôm mùa nghịch
Mùa nghịch thời tiết rất bất lợi hay xuất hiện những cơn mưa bão, môi trường biến động nhiều: pH thấp, phân tầng nhiệt độ, phần tầng độ mặn, hàm lượng oxy thấp. Những ngày mưa bão kéo dài trời âm u thiếu ánh sáng cho tảo quang hợp dẫn đến sụp tảo gây ra nhiều hệ luỵ: Ao nuôi trở nên ô nhiễm, phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S,…tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá lớn (ban ngày 28 – 30oC, ban đêm 19-21oC) tôm bị sốc nhiệt rối loạn quá trình trao đồi chất, sức đề kháng yếu, bắt mồi kém, giảm ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm thời gian nuôi sẽ kéo dài hơn
Độ mặn thấp tôm thiếu khoáng dễ bị ốp thân, mềm vỏ, tôm không chắc
Mưa nắng thất thường ao dễ xuất hiện các loại tảo độc: tảo giáp, tảo mắt gây ô nhiễm nguồn nước, xuất hiện nhiều vi khuẩn gây hại, tôm ăn phải tảo độc ảnh hướng đến gan, hệ tiêu hóa à Tôm dễ bị phân trắng, EMS, gan tụy cấp
Làm bùng phát phèn và tăng độ đục trong ao do mưa bão đặc biệt đối với ao đất
Giải pháp nuôi tôm mùa nghịch
Nên có ao lắng (nếu có điều kiện). Xử lý tốt môi trường nước trước khi cấp vào ao nuôi, nước được diệt khuẩn bằng thuốc tím hoặc chlorine. Đánh vôi CaCO3 + vôi CaO để trung hòa nước.
Thả nuôi với mật độ vừa phải giúp kiểm soát và quản lý ao nuôi tốt hơn trong mùa nghịch
Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao, lắp cánh quạt theo đúng kỹ thuật để mùn bã hữu cơ, chất thải, phân tôm, xác tôm được gom vào giữa thuận lợi cho việc xi – phông loại bỏ các chất thải giảm việc hình thành khí độc, đặc biệt là khí H2S.
Nâng cao mực nước > 1.4m để ổn định nhiệt độ giữa ngày và đêm
Hoà tan 30kg vôi CaO + 40kg vôi CaCO3 tạt xuống ao trong lúc trời đang mưa giúp trung hoà nước mưa, ổn định pH và độ kiềm trong ao. Nếu mưa lớn lượng nước mưa làm tăng 5 – 10 cm mực nước ao đánh hết liều lượng như trên, mưa nhỏ đánh ½ liều lượng. Nếu mưa lớn kéo dài cả ngày đánh 2 – 3 lần, mỗi lần liều lượng như trên.
Sau mưa tiến hành tạt 40kg ZEOLITE bột/1000m3 giúp lắng tụ các vật chất lơ lững hỗ trợ làm sách nước. Tạt NOVA YUCCA Plus 250ml/1000m3 làm tơi nước, sạch nước.
Trường hợp ao nuôi bị bùng phát phèn làm ảnh hưởng đến hô hấp và gan tôm cần tạt vi sinh xử lý phèn BIO-TCxh 1 – 2 lít/1000m3, đánh duy trì để kiểm lượng phèn trong ao ở mức an toàn không gây hại cho tôm.
Tạt men vi sinh buổi sáng 10 – 15 lít/1000m3 vi sinh EM thứ cấp ủ từ EM AQUA tăng cường vi sinh có lợi, xử lý chất hữu cơ dư thừa trong ao. Định kỳ 3 – 5 ngày/lần.
Tạt Vitamin C tăng cường sức đề kháng cho tôm giúp tôm khoẻ
Khi thời tiết mưa thất thường cần điều chỉnh kiểm soát lại lượng thức ăn hạn chế dư thừa gây lãng phí và tăng ô nhiễm ao nuôi
Buổi sáng trộn men vi sinh chịu kháng sinh NOVA-BACCI khống chế bệnh phân trắng, nong to đường ruột. Buổi chiều bổ sung HEPATOL cung cấp dinh dưỡng, vitamin, giải độc gan, phòng chống teo gan tụy + khoáng NOVA-CALPHOS giúp tôm nhanh cứng vỏ
Ngoài ra cần bổ sung khoáng tạt để cung cấp đủ khoáng chất cho tôm
Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước, quan sát tôm, ao tôm hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại
Nguồn: Sưu tầm